Ảnh bìa sách Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải

TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI

Tác giả : Thích Thanh Từ

Giọng đọc : Diệu Pháp Âm

NXB : Ấn Tống

Năm xuất bản : 1997

Định dạng : Sách nói (MP3)

Lượt xem/nghe : 440

Lượt tải AudioBook : 17

Thời lượng: 11:41:03

Tạo lúc : Sat, 29/10/2022 16:24

Cập nhật lúc : 07:42am 21/02/2025


Mục lục sách nói:
00:00:00 
Lời Đầu - Trúc Lâm Sư Tổ
00:25:52 
Trúc Lâm Tổ Sư Tiếp Theo
00:51:06 
Hành Trang Thượng Sĩ
01:21:09 
Hành Trang Thượng Sĩ Tiếp Theo
01:51:27 
Hành Trang Thượng Sĩ Tiếp Theo
02:23:11 
Hành Trang Thượng Sĩ Tiếp Theo
02:52:03 
Đối Cơ
03:16:00 
Đối Cơ Tiếp Theo
03:37:56 
Đối Cơ Tiếp Theo
04:10:07 
Tụng Cố
04:41:32 
Tụng Cố Tiếp Theo
05:14:38 
Bài Ca Tâm Phật
05:39:47 
Bài Ca Tâm Phật Tiếp Theo
06:06:17 
Bài Ngâm Phóng Cuồng
06:26:24 
Sống Chết Nhàn Mà Thôi
06:47:32 
Phàm Thánh Không Hai
07:12:25 
Ngâm Biểu Môi & Bài Văn Trứ Từ Tự Răn
07:44:46 
Văn Trứ Từ Tự Răn Tiếp Theo Và Dương Nhân
08:17:34 
Vào Cát Bụi & Họa Thơ Hưng Trí Thượng Vị Hầu
08:48:17 
Tụng Đạo Học Trần Thánh Tông & Viếng Đại Sư Tăng Điền
09:17:40 
Thăm Bệnh Đại Sư Phước Đường & Điệu Tiên Sư
09:50:10 
Khuyên Đời Vào Đạo & Đạo Lớn Không Khó
10:20:58 
Tâm Vương & Chợt Tỉnh
10:50:19 
Tự Tại & Vui Thú Giang Hồ
11:07:20 
Lời Bạt
Hẹn giờ tắt nhạc:


Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
THỂ LOẠI Tôn Giáo - Tâm LinhSách Nói

Sách Nói (641.85 MB) qrcode
Mua Sách: Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải TiKi Lazada Shopee

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Đạo Phật lấy giác ngộ làm cội gốc, Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhàrtha) tọa thiền dưới cội Bồ Đế được giác ngộ gọi là thành đạo hay thành Phật. Thành Phật có nghĩa là hoàn toàn giác ngộ, nói gọn là toàn giác. Những người tu hành được giác ngộ từng phần gọi là Bồ Tát (Bodhisattva) hay phần giác. Bồ tát định nghĩa là hữu tình giác và giác hữu tình, tức là mình giác ngộ và chỉ dạy cho người cùng được giác ngộ. Từ Phật đến Bồ tát đều căn cứ trên giác ngộ mà thành quả vị sai khác. Do đó, nói Đạo Phật là nói đến giác ngộ,không giác ngộ là không phải Đạo Phật.

LỜI ĐẦU SÁCH

Đạo Phật lấy giác ngộ làm cội gốc, Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhàrtha) tọa thiền dưới cội Bồ Đế được giác ngộ gọi là thành đạo hay thành Phật. Thành Phật có nghĩa là hoàn toàn giác ngộ, nói gọn là toàn giác. Những người tu hành được giác ngộ từng phần gọi là Bồ Tát (Bodhisattva) hay phần giác. Bồ tát định nghĩa là hữu tình giác và giác hữu tình, tức là mình giác ngộ và chỉ dạy cho người cùng được giác ngộ. Từ Phật đến Bồ tát đều căn cứ trên giác ngộ mà thành quả vị sai khác. Do đó, nói Đạo Phật là nói đến giác ngộ,không giác ngộ là không phải Đạo Phật.

Phật giáo Bắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đích tiến tu. Dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quý kính. Hiện thời đức Phật có cư sĩ Duy Ma Cật (Vimalakirti ), mặc dù là cư sĩ mà giác ngộ cũng được chư vị Bồ tát và A La Hán quý trọng. Hay tin ông bệnh, Phật sai các vị Bồ Tát và La Hán đến thăm, nhân đối đáp đạo lý các Ngài bị ông khuất phục. Do đó, bộ kinh Duy Ma Cật được ra đời. Ở Trung Hoa đời Đường có ông cư sĩ Bàng Long Uẩn ngộ đạo nơi hai Thiền sư Thạch Đầu Hy Thiên và Mã Tổ Đạo Nhất, các Thiền khách xuất gia mỗi khi ứng cơđối đáp đều nể trọng ông. Nước Việt Nam đời Trần có Tuệ Trung Thượng Sĩ là cư sĩ tại gia do ngộ đạo, được cả cư sĩ cùng Tăng sĩ tìm đến tham học. Người học đạo chỉ quý trọng vấn đề giác ngộ, chớ không quan tâm bởi những vấn đề khác. Đây là chứng minh cụ thể Phật giáo Bắc tông cũng như Thiền tông đặt giác ngộ lên trên tất cả.

Quyển “TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC” là một tác phẩm trác tuyệt, triết lý uyên thâm, văn chương thanh thoát. Thế mà, rất ít người Việt Nam chịu đọc, vì lẽ rất khó hiểu. Muốn cho đa số người Việt Nam hiểu được những tác phẩm hay của Tổ tiên mình, hàng Phật tử Việt Nam biết rõ đường lối tu hành của các bậc tiền bối, chúng tôi mạo muội giảng giải ra. Biết rằng làm như thế là trái tinh thần “đa nghi đa ngộ” của Thiền tông, song vì thương những người không biết của báu của cha mình, chúng tôi cam nhận sự chê trách của bậc tác gia mắt sáng, cốt cho học giả đọc hiểu và ứng dụng được phần nào là thỏa nguyện của chúng tôi. Hơn nữa vì làm sống dậy Thiền học Việt Nam nên chúng tôi không ngại đức mỏng tài hèn cố gắng giảng giải.

Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Thanh Từ":

  1. Bát Nhã Tâm Kinh
  2. Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn
  3. Thiền Tông Vĩnh Gia Tập
  4. Thiền Tông Bản Hạnh
  5. Tam Tổ Trúc Lâm
  6. Tiến Thẳng Vào Thiền Tông
  7. Nguồn Thiền Giảng Giải
  8. Hương Hải Thiền Sư
  9. Cành Lá Vô Ưu
  10. Bóng Trăng Canh Ngọ
  11. Nghiệp Dẫn Đi Trong Luân Hồi
  12. Hoa Vô Ưu
  13. Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải
  14. Xuân Trong Cửa Thiền
  15. Thiền Đốn Ngộ

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản AudioBook - Sách Nói Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải của tác giả Thích Thanh Từ nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensachnoi.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Mua Sách: Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải TiKi Lazada Shopee
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Tôn Giáo - Tâm Linh (Top views)
Theo Ngày
Theo Tuần
Theo Tháng